Khi thiết kế nhà ống, nhà lô phố hay biệt thự, điều đầu tiên bạn không nên bỏ qua đó chính là bể phốt. Nó là bộ phận tiếp nhận chất thải của gia đình bạn. Giúp không gian sống luôn sạch sẽ và không bị ô nhiễm. Vậy bạn đã hiểu rõ Bể phốt là gì chưa? Trong bài viết ngày hôm nay, Điện nước Thành Chung sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về loại bể này nhé!
Bể phốt là gì?
Bể phốt hay còn được gọi là hầm cầu, hầm tự hoại. Là nơi nhận các chất thải hữu cơ theo thời gian sẽ phân hủy thành các chất lỏng rồi thải ra ngoài theo đường ống thoát nước.
Chúng còn có nhiều tên gọi khác nhau như bồn tự hoại, hầm tự hoại, hầm cầu …
Như vậy, bể tự hoại sẽ tiếp nhận lượng chất thải trong toàn bộ căn nhà từ bồn cầu.
Cấu tạo của bể phốt
Hiện nay có nhiều loại bể tự hoại khác nhau
Theo cấu tạo
Bể tự hoại 2 ngăn
Bể tự hoại 2 ngăn được cấu tạo bao gồm một ngăn chứ chất thải được xả xuống bể và một ngăn lắng. Tại ngăn chứa, các vi sinh sẽ phân hủy các chất thải hữu cơ thành dạng bùn, còn lại những chất thải trôi nổi được chuyển sang ngăn lắng chờ phân hủy nốt. Các chất thải vi sinh vật không phân hủy được sẽ thải ra ngoài qua đường ống dẫn ra cống.
Bể 3 ngăn
Bể tự hoại 3 ngăn có nguyên lý hoạt động tương tự như trên, nhưng sẽ gồm có các ngăn đó là: 1 ngăn chứa, 1 ngăn lắng và 1 ngăn lọc hoặc 1 ngăn chứa và 2 ngăn lắng.
Theo chất liệu
Bể tự hoại xây
Bể tự hoại phổ biến ở khu vực nông thôn, được xây bằng gạch hoặc bê tông. Loại bể này có ưu điểm là dễ đáp ứng nhu cầu theo dung tích tuy nhiên lại có nhược điểm là yêu cầu kỹ thuật thi công cao và dễ bị thấm nứt, gây rò rỉ chất thải ra ngoài.
Bể tự hoại nhựa composite
Đây là loại bể được sản xuất từ nhựa composite và nhựa nguyên sinh siêu bền, thường được sử dụng ở những nước phát triển. Do làm từ nhựa, bể này không bị thấm nứt hay rò rỉ như bể xây, đồng thời dễ dàng vận chuyển lắp đặt, tiết kiệm thời gian.
Bể phốt hoạt động như thế nào?
Chất thải từ bồn cầu trong khu vệ sinh (toilet) được đưa xuống bể phốt. Thông thường bể phốt phải có tối thiểu là 3 ngăn (Ngăn chứa, ngăn lắng và ngăn lọc). Tại bể phốt nước thải cặn bã sẽ được xử lý sinh học yếm khí,cặn có trong nước thải được lên men sẽ lắng đọng xuống đáy bể và nước sẽ được tách chảy ra sang hố ga, tại đây hố ga sẽ ngưng đọng lại những chất vẫn còn theo nước ra tích tụ lại thành bùn và nước thải sẽ được thải ra ngoài theo hệ thống cống thoát nước chung.
Mỗi bể phốt trung bình có 5 đường ống đó là: ống vào, ống ra, ống thông hơi, ống thông hút cặn bã, và ống hố ga.
Nguyên nhân bể phốt mau đầy và biện pháp xử lí
Nguyên nhân bể phốt đầy và tràn ra ngoài
Bể tự hoại mau đầy và hôi là do lượng chất thải ở các ngăn bên dưới đã bị đầy hoặc không kịp phân hủy. Điều này sẽ khiến cho mùi xú huế đẩy ngược lại theo đường ống xả của bồn cầu. Nếu không kịp xử lý thời sẽ dẫn tới thấm, rò rỉ ra môi trường quanh gây mùi và ô nhiễm, thậm chí tắc nghẽn ống xả.
Trong trường hợp này, bạn cần thực hiện ngay việc thông hút cặn cho bể tự hoại, đồng thời bổ sung thêm vi sinh để tăng hiệu quả xử lý của bể.
Biện pháp xử lí
Ngoài việc hút hầm cầu sau mỗi lần hầm cầu bị đầy đối với những nguyên nhân trên chỉ cần sử dụng một biện pháp hiệu quả và triệt để trong thời gian lâu dài nhất đó là sử dụng vi sinh xử lý nước thải. Không cần phải gọi điện cho dịch vụ hút hầm cầu, vừa tốn công, vừa tốn nhiều kinh phí. Việc của bạn là sử dụng một gói vi sinh EcoCleanTM Septic Xử lý bể phốt và hầm tự hoại nhằm khôi phục lại sự cân bằng cần thiết giúp hệ thống tự hoại hoạt động một cách hiệu quả nhất.