Chúng ta thường nghe về dòng điện tuy nhiên không phải ai cũng biết Dòng điện trong kim loại là gì? Công dụng của dòng điện như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây!
Dòng điện trong kim loại là gì
Dòng điện kim loại là một dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do bị tác động bởi điện trường. Khi hai đầu của điện thế có sự chênh lệch nghịch nhau sẽ tạo ra các dòng chuyển dịch mang hướng của các electron tự do ở trong các thanh kim loại.
Hiện tượng nhiệt điện
Hiệu ứng nhiệt điện là sự chuyển đổi nhiệt năng một cách trực tiếp sang điện năng và ngược lại biến nhiệt năng thành điện năng trên một kết nối giữa hai vật dẫn điện. Hiểu một cách đơn giản là giữa hai bên kết nối sẽ sản sinh ra một hiệu điện thế nếu có sự chênh lệch về nhiệt độ giữa hai bên và ngược lại nếu giữa hai bên có sự chênh lệch về điện năng sẽ sản sinh ra nhiệt năng ở giữa chúng.
Hiện tượng nhiệt điện là gì? Là hiện tượng sản sinh ra suất điện động nhiệt điện trong một mạch điện kín khi giữa hai đầu vật kim loại hoặc hợp kim có sự chênh lệch về nhiệt độ. Hiểu một cách đơn giản hiện tượng nhiệt điện là hiện tượng một dòng điện được sinh ra trong mạch kín, khi có sự chênh lệch về nhiệt độ giữa hai đầu dây dẫn.
Hiện tượng siêu dẫn
“Siêu dẫn” là “hiệu ứng vật lý xảy ra đối với một số vật liệu ở nhiệt độ đủ thấp và từ trường đủ nhỏ, đặc trưng bởi điện trở bằng 0 dẫn đến sự suy giảm nội từ trường (hiệu ứng Meissner)”. Siêu dẫn là một hiện tượng lượng tử. Trạng thái vật chất này không nên nhầm với mô hình lý tưởng dẫn điện hoàn hảo trong vật lý cổ điển, ví dụ từ thủy động lực học.
Trong chất siêu dẫn thông thường, sự siêu dẫn được tạo ra bằng cách tạo một lực hút giữa một số electron truyền dẫn nào đó nảy sinh từ việc trao đổi phonon, làm cho các electron dẫn trong chất siêu dẫn biểu hiện pha siêu lỏng tạo ra từ cặp electron tương quan.
Các tác dụng của dòng điện
Trong thực tế mà nói dòng điện có nhiều tác dụng khác nhau, nhưng chúng ta có thể gom chúng vào 05 tác dụng chính như sau:
- Tác dụng phát quang: Làm sáng bóng đèn… Là tác dụng hữu ích và phổ biến nhất của dòng điện
- Tác dụng nhiệt: Được dùng để sinh nhiệt trong nhiều thiết bị như bàn ủi quần áo, bình đun siêu tốc, bếp điện, nồi cơm điện, máy sấy…
- Tác dụng từ: Sinh ra từ tính làm quay kim nam châm, hút các vật bằng sắt, máy bơm từ…
- Tác dụng sinh lí: Làm co giật, ứng dụng trong châm cứu chữa bệnh…
- Tác dụng hóa học: Ứng dụng trong điện phân, tách đồng ra khỏi dung dịch muối đồng,…
Cách đo dòng điện 1 chiều
- Bước 1: Cắm que đo màu đen vào đầu COM và que đỏ vào dấu (+)
- Bước 2: Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang DC.A – 250mA
- Bước 3:Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm
- Bước 4: Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực (+) và que đo mày đen về phía cực (-) theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm.
- Bước 5: Bật điện cho mạch thí nghiệm.
- Bước 6: Khi kết quả đọc được nhỏ hơn 25mA, đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A-25mA để được kết quả chính xác hơn. Tương tự đối với kết quả nhỏ hơn 2.5mA thì đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A-2.5mA.
- Bước 7: Đọc và tính giá trị: tiến hành đọc trên cung chia độ C, tính giá trị giống như trường hợp đo điện áp 1 chiều. Có nghĩa là giá trị thực bằng số chỉ của kim trên cung chia độ nhân với thang đo và chia cho giá trị MAX trên cung chia độ.