Trong xây dựng hay lắp đặt các thiết bị điện ta lại phải áp dụng khá nhiều các công thức tính tiết diện. Vậy hãy cùng Điện Nước Thành Chung đi tìm hiểu Tiết diện dây dẫn là gì là gì? Đơn vị và công thức tính tiết diện dây dẫn.

Tìm hiểu chi tiết về tiết diện dây dẫn
Tìm hiểu chi tiết về tiết diện dây dẫn

Tiết diện dây dẫn là gì?

Tiết diện dây dẫn hay tiết diện dây điện là gì? Chính là diện tích mặt cắt của dây dẫn được cắt bởi một mặt phẳng một góc vuông với dây dẫn. Qua mặt cắt này ta sẽ biết được cấu tạo của dây dẫn có tiết diện thép, tiết diện dây dẫn nhôm, sắt,….

Nếu ta cắt dây dẫn điện bằng một mặt phẳng vuông góc với dây dẫn thì ta sẽ được mặt cắt dây dẫn, mặt cắt này thường có hình tròn hay còn gọi là tiếp diện tròn. Muốn tính tiết diện dẫn điện của dây dẫn chính là chúng ta đi tính tiết diện hình tròn đó, tuy nhiên đó là đối với loại dây lõi đơn, còn loại dây dẫn bên trong có nhiều sợi dây dẫn thì tiết diện của dây dẫn đó bằng tổng tiết diện của các sợi đó, ta có thể tính một sợi và nhân với số sợi.

Tiết diện dẫn càng lớn thì khả năng dẫn điện của dây dẫn đó sẽ càng tốt, cũng chính vì thế mà tiết diện của dây dẫn được phân theo công suất điện.

Đơn vị đo và công thức tính tiết diện dây dẫn.

Tiết diện của dây dẫn sẽ được tính theo công thức sau:

Trong đó có:

  • S là Tiết diện của dây dẫn điện (đơn vị mm2)
  • I là Dòng điện khi chạy qua mặt cắt vuông ( đơn vị A)
  • J là Mật độ của dòng điện cho phép (đơn vị A/mm2)

Ví dụ:

  • Mật độ cho phép (J) của dây lõi đồng xấp xỉ 6A/mm2.
  • Mật độ cho phép (J) của dây lõi nhôm xấp xỉ 4,5A/mm2.

Ứng dụng trong xây dựng

Trong xây dựng, tiết diện được sử dụng để tính toán đường kính cho các loại sắt thép hoặc chọn cột móng cho công trình.

Các phần khác nhau sẽ cần sử dụng thép có tiết diện khác nhau. Ví dụ, khi xây cột thì cần sử dụng thép hộp có tiết diện lớn hơn so với khi làm cửa sổ.

Ngoài ra, trong khi làm nhà cũng sẽ cần chọn cột và các loại sắt thép phù hợp dựa trên số tầng muốn xây. Tiết diện cột cho nhà 3 tầng sẽ khác với cột cho nhà 5 hoặc 7 tầng.

Cách chọn tiết diện dây dẫn

Để chọn tiết diện dây dẫn mà không cần tính toán phức tạp. Bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm sau:

  • Xác định rõ nguồn điện (1 pha hay 3 pha) hoặc nguồn điện cấp cho công trình. Nguồn điện hầu hết các gia đình sử dụng tại Việt Nam là điện 1 pha 2 dây.
  • Tính tổng công suất điện mà các thiết bị điện tiêu thụ. Thường con số này bạn có thể ước lượng dựa trên con số hiển thị cụ thể trên nhãn của từng thiết bị (đơn vị W hoặc kW).

Một số lưu ý không nên chọn tiết diện dây dẫn theo mật độ dòng điện khi:

  • Lưới điện công trình công nghiệp đến 1000V và số giờ phụ tải cực đại đạt 5000h
  • Lưới phân phối điện áp 1000V và lưới chiếu sáng chọn theo tổn thất điện áp cho phép
  • Dây dẫn đến biến trở và điện trở khởi động
  • Lưới điện tạm thời và lưới điện có thời sử dụng dưới 5 năm

 

Mục lục bài viết
Để lại thông tin hỗ trợ