Bài viết này sẽ mang đến kiến thức tổng hợp nhất về Tụ bù là gì và hướng dẫn sử dụng tụ bù điện chuẩn cho bạn nhé!

Tìm hiểu chi tiết về tụ bù
Tìm hiểu chi tiết về tụ bù

Khái niệm tụ bù là gì?

Tụ bù là một hệ gồm có hai vật dẫn được đặt gần nhau, nhưng chúng không đặt liền kề mà được đặt ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi cách điện. Tụ bù có tác dụng trong việc tích và phóng điện trong mạch điện.

Điện dung chính là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ bù ở một mức hiệu điện thế nhất định. Điện dung được xác định bằng thương số giữa điện tích của tụ và và hiệu điện thế giữa hai bản dây của nó. Công thức cụ thể là:

C = Q/U

Trong một hệ thống điện thì tụ bù điện được sử dụng cho mục đình là bù công suất phản kháng để nâng cao hệ số công suất cosφ, nhờ đó mà hoạt động của lưới điện được hiệu quả hơn và giảm được rủi ro bị phạt tiền theo quy định của ngành điện lực ban hành. Đối với các hệ thống điện khi lắp đặt tụ bù sẽ giảm và tiết kiệm được một khoản chi phí tiền điện mỗi tháng đáng kể đó nhé!

Tụ bù chính là một bộ phận quan trọng trong tủ điện bù công suất phản kháng. Ngoài ra, tủ điện bù này muốn hoạt động hiệu quả và công suất thì còn phải có thể những thiết bị, bộ phận khác kết hợp kèm như bộ điều khiển tụ bù, khởi động từ, aptomat, đồng hồ đo, cuộn kháng lọc sóng hài,…

Lý do phải lắp đặt tủ tụ bù

Lý do mà các đơn vị sử dụng nhiều thiết bị điện phải lắp tủ điện tụ bù là gì? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Vì sao các nhà máy, xí nghiệp lại bị điện lực phạt tiền công suất phản kháng?

Công suất phản kháng (công suất vô công) là mức tiêu thụ điện năng vượt quá mức quy định. Cụ thể như sau: mức sử dụng công suất lớn nhất đã ký ở hợp đồng mua bán điện của các doanh nghiệp với đơn vị cung cấp điện lớn hơn 40kW, có công suất Cos phi < 0.9 thì phải mua công suất phản kháng ( vô công).

Để giảm hệ số công suất phải làm sao?

Muốn giảm hệ số công suất (cos phi) thì cần phải có bộ tụ điện để bù vào công suất phản kháng.

Khi nối song song các tụ bù với tải điện, dòng điện mang tính dung của tụ bù sẽ có lối đi giống thành phần cảm kháng của tải, khi đó sẽ xảy ra hiện tượng triệu tiêu lẫn nhau của hai dòng điện. Chính vì vậy sẽ không còn dòng diện phản kháng lọt vào lưới phía trước nơi đặt tụ nữa.

Cấu tạo Tụ bù

Thành phần cấu tạo của tụ bù là loại tụ giấy được tẩm dầu đặc biệt, gồm các lá nhôm dài được cách điện bằng các lớp giấy. Tất cả được cố định tại một bình hàn kín, hai đầu cực được đưa ra bên ngoài.

Hướng dẫn sử dụng tụ bù điện

Tụ bù có thể tiến hành đấu nối trực tiếp vào hệ thống điện song song với tải để thực hiện việc bù công suất phản kháng. Đây là cách bù được dùng với thuật ngữ là bù nền hoặc bù tĩnh. Đây là cách bù được sử dụng cho hệ thống điện lưới nhỏ chỉ vài chục kW mà thôi nên nó thường rất ít được dùng.

Trong hầu hết các hệ thống điện lớn hiện nay đều cần sử dụng đến tủ bù điện tự động với nhiều cấp tụ bù khác nhau. Vấn đề điều khiển tụ bù trong tủ bù điện tự động được thực hiện thông qua Contactor để đóng ngắt các cấp tụ.

Chẳng hạn, một hệ thống điện cần bù 100kVAr thì hoàn toàn có thể dùng 5 cấp tụ 20kVAr, nhưng nếu hệ thống điện cần bù 600kVAr thì cần đến 12 cấp tụ bù 50kVAr. Các bạn cũng cần lưu ý là cấp tụ dung lượng càng nhỏ thì việc lượng điện bù càng tốt, chính vì vậy mà tùy thuộc theo công suất bù của tủ điện sẽ thường chia thành 4 đến 12 cấp tụ bù.

Trong một tủ bù điện tự động thường sẽ có những thiết bị như: Bộ điều khiển tụ bù, aptomat (aptomat tổng và aptomat nhánh các cấp phụ), tụ bù, cuộn kháng lọc sóng hài, contactor các cấp tụ, đồng hồ đo Volt và Ampe, vỏ tủ và các phụ kiện vật tư khác dùng để lắp ráp.

Mục lục bài viết
Để lại thông tin hỗ trợ