Có lẽ bình nóng lạnh đã không còn là cái tên xa lạ bởi ngày nay hầu như gia đình nào cũng sử dụng dụng cụ này đặc biệt là vào những ngày thời tiết trở lạnh. Thế nhưng Water heater là gì? Bình nóng lạnh có tốn điện không thì không phải ai cũng biết? Nếu bạn đang trang bị cho gia đình sản phẩm tiện ích này nhưng còn băn khoăn không biết nó gây phát sinh chi phí cho tiền điện hay không thì hãy theo dõi bài viết này nhé.
Water heater là gì?
Water heater hay còn gọi là Bình nóng lạnh – thiết bị được sử dụng nhiều trong các phòng tắm của các gia đình. Loại bình này còn gọi là bình nước nóng với nhiều kiểu khác nhau như bình dùng điện, dùng năng lượng mặt trời hoặc bình dùng gas. Chức năng cơ bản của bình nóng lạnh trực tiếp là làm nóng nước trước khi đưa ra vòi dùng phục vụ cho việc tắm hoặc sinh hoạt trong các gia đình.
Cấu tạo của water heater
Thông thường, bình nóng lạnh sẽ được cấu thành từ 10 bộ phận, cụ thể như sau:
- Vỏ bình: Là lớp ngoài của thiết bị được làm từ chất liệu nhựa cao cấp hoặc thép có phủ một lớp sơn tĩnh điện. Một bộ phận quan trọng gắn liền với vỏ bình không thể không nói là nút bật tắc. Nếu bạn thắc mắc nút bật bình nóng lạnh ở đâu thì nó ở ngay trên thân bình.
- Lõi bình: Tùy theo loại bình, thương hiệu sản xuất mà lõi có thể được tráng men hoặc không. Đa phần lõi bình hiện nay đều được tráng men kim cương với khả năng chống oxy hóa cực tốt.
- Lớp xốp cách nhiệt PU: Mục đích của lớp xốp này là giữ nhiệt và hạn chế, tiết kiệm tối đa lượng nhiệt thoát ra ngoài.
- Thanh Magie: Có tác dụng trung hòa các loại tạp chất có trong nước, chống lại sự ăn mòn điện hóa, tăng tuổi thọ cho lõi bình.
- Thanh gia nhiệt: Nhiệm vụ của thanh này là đảm bảo khả năng truyền nhiệt và cách nhiệt tốt của bình nóng lạnh.
- Role nhiệt độ: Chức năng chính là điều khiển nhiệt độ và bảo vệ hệ thống bằng cách tự động ngắt điện cấp cho thanh gia nhiệt.
- Dây điện: Dây thường được gắn kèm bộ chống giật ELCB với tác dụng ngắt điện cấp vào rơ le nhiệt khi xảy ra hiện tượng thanh nhiệt rò rỉ điện ra vỏ bình.
- Đầu nước ra vào: Được thiết kế cùng hệ thống đường ống ren nhằm giúp người dùng dễ dàng đấu nối dây cáp vào nhau.
- Đèn hiển thị: Đây là bộ phận được lắp cùng rơle nhiệt cảnh báo khi nào bình có điện và khi nào bình đang hoạt động.
- Van một chiều: Chức năng của bộ phận này là chỉ cho nước đi vào bình mà không cho phép đi ra theo chiều ngược lại và xả nước khi có sự cố.
Nguyên lý làm việc của Water heater
Cơ chế hoạt động của bình nước nóng và cấu tạo bình nóng lạnh gián tiếp dễ dàng hơn bình nước nóng trực tiếp. Bình nước nóng gián tiếp có thể sử dụng nhiều đường nước đầu ra vô cùng tiện lợi và đa dạng. Bạn có thể đi thêm đường nước dẫn ra bồn rửa mặt, vòi rửa tay, đánh răng, rửa chén, rửa rau,… để được sử dụng nước nóng với nhiều mục đích khác nhau mà không cần lắp đặt nhiều thiết bị.
Nước trong bình của máy nước nóng gián tiếp luôn đảm bảo đầy ngay cả khi máy không hoạt động nhằm ngăn chặn nguy cơ cháy nổ. Trong quá trình hoạt động, khi nhiệt độ nước trong bình đạt mức cài đặt, cảm biến TBSE sẽ tự động ngắt tính năng làm nóng giúp tiết kiệm điện năng hiệu quả.
Khi nước đạt đến độ nóng nhất định sẽ được đưa đến vòi chia sẽ pha với nước lạnh cho ra được nước ấm. Lúc này, để thay đổi nhiệt độ nước thì bạn có thể gạt cần của vòi chia sang trái hoặc phải tương ứng.