Có thể nói cảm biến là một thiết bị được sử dụng khá phổ biến hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và truyền thông. Nhưng ít ai hiểu được khái niệm, phân loại và chức năng của cảm biến. Cảm biến là gì? Để hiểu rõ hãy tham khảo bài viết dưới đây!

Tìm hiểu tất tần tật về cảm biến
Tìm hiểu tất tần tật về cảm biến

Cảm biến là gì?

Cảm biến là một thiết bị đầu vào cung cấp đầu ra (tín hiệu) đối với một đại lượng vật lý cụ thể (đầu vào).

Thuật ngữ thiết bị đầu vào có tên khoa học, trong định nghĩa của Cảm biến có nghĩa là nó là một phần của hệ thống lớn hơn cung cấp đầu vào cho hệ thống điều khiển chính (như Bộ xử lý hoặc Vi điều khiển).

Một định nghĩa độc đáo khác của Cảm biến như sau: Đây là một thiết bị chuyển đổi tín hiệu từ một miền năng lượng sang miền điện.

Cơ sở sửa chữa gần đó Sửa chữa điện nước tại Hai Bà Trưng

Vai trò của cảm biến

Với các bài toán điều khiển hệ thống tự động hóa nói chung và điều khiển quá trình nói riêng thì cảm biến có vai trò vô cùng quan trọng.

  • Cảm biến giúp “cảm nhận” các tín hiệu điều khiển vào ra
  • Cảm biến giúp đo đạc các giá trị
  • Cảm biến giới hạn cảm nhận với đại lượng vật lí cần đo
Phân loại cảm biến theo nguyên lý hoạt động
Phân loại cảm biến theo nguyên lý hoạt động

Phân loại theo nguyên lý hoạt động của cảm biến

  • Cảm biến điện trở: Hoạt động dựa theo di chuyển con chạy hoặc góc quay của biến trở, hoặc sự thay đổi điện trở do co giãn vật dẫn.
  • Cảm biến cảm ứng
  • Cảm biến điện dung: Sự thay đổi điện dung của cảm biến khi khoảng cách hay góc đến vật thể kim loại thay đổi.
  • Cảm biến điện trường (FET): Sự thay đổi của điện trường ngoài dẫn đến sự thay đổi của cường độ dòng điện bên trong cảm biến.
  • Cảm biến từ giảo (magnetoelastic): ít dùng.
  • Cảm biến từ trường: Cảm biến hiệu ứng Hall, cảm biến từ trường dùng vật liệu sắt từ,… dùng trong từ kế.
  • Cảm biến áp điện: Chuyển đổi áp suất sang điện dùng gốm áp điện như titanat bari, trong các microphone thu âm, hay ở đầu thu sóng địa chấn trong nước (Hydrophone) như trong các máy Sonar.
  • Cảm biến quang: Các cảm biến ảnh loại CMOS hay cảm biến CCD trong camera, các photodiode ở các vùng phổ khác nhau dùng trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ đơn giản nhất là đầu dò giấy trong khay của máy in làm bằng photodiode. Chúng đang là nhóm đầu bảng được dùng phổ biến, nhỏ gọn và tin cậy cao.
  • Cảm biến huỳnh quang, nhấp nháy: Sử dụng các chất phát quang thứ cấp để phát hiện các bức xạ năng lượng cao hơn, như các tấm kẽm sunfua.
  • Cảm biến điện hóa: Các đầu dò ion, độ pH,…
  • Cảm biến nhiệt độ: Cặp lưỡng kim, hoặc dạng linh kiện bán dẫn như Precision Temperature Sensor LM335 có hệ số 10 mV/°K.

Hy vọng qua những chia sẻ của Điện Nước Thành Chung bạn đã có thể hiểu được những vấn đề liên quan đến cảm biến.


Xem thêm:

Mục lục bài viết
Để lại thông tin hỗ trợ