Quạt điện là thiết bị không thể nào thiếu trong sinh hoạt của mỗi gia đình. Do đó, việc quạt điện bị hư hỏng là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy hôm nay Điện Nước Thành Chung sẽ hướng dẫn Cách đấu dây quạt nhanh, an toàn để bạn có thể chủ động hơn trong việc sửa chữa và sử dụng quạt điện nhé.

Cách đấu dây quạt đơn giản, dễ dàng
Cách đấu dây quạt đơn giản, dễ dàng

1. Cấu tạo động cơ của quạt điện

Cấu tạo quạt điện bên trong gồm các bộ phận sau:

  • Mô tơ: Là một cuộn dây đồng quấn trên lõi sắt từ gồm nhiều tấm to le silic mỏng được ghép lại với nhau nhằm tránh dòng điện Phu – Cô
  • Rô tơ: Bộ phận này cũng được sản xuất từ nhiều lá thép mỏng ghép lại với nhau, có phần nhôm đúc nối với cốt thép để gắn cánh quạt và phần đuôi nhằm tạo ra chuyển động cho bộ chuyển hướng
  • Tụ điện: Làm nhiệm vụ tạo ra dòng điện lệch pha
  • Vỏ nhôm: Có tác dụng chính trong việc ghép giữa rô tơ và stator
  • Bạc thau: Có trang bị ổ giữ dầu bôi trơn nhằm giảm lực ma sát

Các bộ phận của quạt điện gồm có dây đồng, phe gài trục, tụ quạt, mô tơ quạt và lốc quạt.

Xem thêm Sửa chữa điện nước tại quận Long Biên

2. Nguyên lý hoạt động

Dựa trên cấu tạo quạt điện, bạn sẽ thấy nguyên lý hoạt động của quạt điện thể hiện như sau:

  • Khi có dòng điện chạy trong dây dẫn quấn trên lõi sắt từ tạo thành một lực tác động lên rô tơ. Phe silic thường ghép nhiều miếng lại với nhau.
  • Vị trí các cuộn dây chạy và dây đề được đặt lệch nhau. Đồng thời tác dụng làm lệch pha của tụ điện sẽ tạo ra trong lòng stator các lực hút không cùng phương với nhau.
  • Vì 02 lực hút lệch nhau về phương và thời gian nên tạo ra một từ trường quay làm cho rô tơ quay được.
  • Để thay đổi tốc độ của quạt người ta quấn trên đó một số vòng dây chung với cuộn chạy. Khi dòng điện tăng lên hoặc giảm xuống do điện trở của cuộn dây thay đổi sẽ tạo ra nên một từ trường mạnh hoặc yếu hơn, làm cho quạt chạy nhanh hơn hoặc chậm hơn

3. Sơ đồ mạch điện của quạt

D2 là công tắc số 1- Mức quay nhỏ nhất

D3 là công tắc số 2- Mức quay trung bình

D4 là công tắc số 3- Mức quay mạnh nhất

L0 là cuộn dây đề

L1, L2 là cuộn dây số

L3 là cuộn dây chạy

C là tụ điện. C=2mf đối với quạt B400 và C=1,5mf đối với quạt bàn B300

Sơ đồ chi tiết mạch điện quạt điện
Sơ đồ chi tiết mạch điện quạt điện

4. Cách đấu dây động cơ quạt với tụ điện

Khi mua một stator mới sẽ đi kèm chỉ dẫn của nhà sản xuất. Không có gì phải bàn trong trường hợp này. Nhưng nếu cóp nhặt những linh kiện cũ còn dùng được để ráp vào thành một chiếc quạt. Lúc này sẽ bị mất dấu những dây điện. Đâu là dây D1, D2, D3, D4, D5 trong 5 dây màu xanh lá cây, vàng, hồng, xám, trắng kể trên? Xem hình minh họa.

Dụng cụ cần có: Đồng hồ vạn năng, mỏ hàn, dây thiếc hàn.

Từ sơ đồ mạch điện ta thấy điện trở giữa D1 và D5 sẽ lớn nhất vì phải đi qua cả 4 cuộn dây L1, L2, L3, L4. Tiến hành đo điện  trở của từng cặp dây trong tất cả 5 dây. Có tất cả 10 cặp dây cho 10 lần đo, các bạn lấy giấy bút ghi lại điện trở của từng lần đo để không bị quên.

Hai đầu dây nào có điện trở cao nhất thì đó chính là D1 và D5 (dây màu xanh lá và hồng). Đánh dấu 2 dây này lại.

Phân biệt D1 với D5

Đo giữa 2 đầu con tụ, tức là 2 đầu dây D1 và D5 với 3 đầu dây còn lại. Kết quả ra cặp có điện trở lớn nhất thì đầu đó chính là D5 (dây màu xanh lá). Đầu dây D5 nối với tụ điện và nguồn 220V. Đầu dây vừa đo với D5 có điện trở lớn nhất là D2 (dây màu xám).

Lúc này chỉ còn 2 dây chưa phân biệt được là vàng và trắng.

Tiếp tục đo giữa dây D5 và 2 đầu dây còn lại. Kết nào có điện trở lớn hơn là dây D3, như trong hình là dây màu trắng. Chắc chắn dây vàng còn lại là dây D4 (số mạnh nhất).

Bài viết đã giúp bạn nắm được các thông tin cơ bản về cách đấu dây quạt một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nếu bạn còn băn khoăn hay gặp khó khăn trong việc này, đừng ngần ngại liên hệ với Điện Nước Thành Chung, chúng tôi cam kết sửa đúng bệnh với giá thành rẻ, uy tín nhất tại Hà Nội. Liên hệ qua hotline: 0963.668.959.


Xem thêm

Mục lục bài viết
Để lại thông tin hỗ trợ