Quạt điện là một thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về Cấu tạo quạt điện và nguyên lý làm việc của quạt điện. Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức bổ ích này qua bài viết dưới đây nhé!

Tìm hiểu chi tiết cấu tạo quạt điện
Tìm hiểu chi tiết cấu tạo quạt điện

Cấu tạo quạt điện gồm những phần nào?

Quạt điện được cấu tạo không quá phức tạp, gồm các chi tiết khác nhau. Cũng giống như các thiết bị điện khác, nó có cấu tạo gồm cấu tạo ngoài của thân và cấu tạo trong.

Xem thêm Sửa chữa điện nước tại quận Hà Đông

Cấu tạo ngoài của thân quạt điện

Các bộ phận bên ngoài của quạt điện là các bộ phận có thể nhìn thấy bằng mắt thường mà không cần tháo lắp thiết bị. Các bộ phận cơ bản này gồm: Lồng quạt, cánh quạt, thân quạt, động cơ quạt và đế quạt. Các bộ phận này có chất liệu và hình dáng phù hợp đáp ứng các chức năng của nó.

  • Động cơ: Động cơ được coi là trái tim của chiếc quạt điện. Bộ phận này đóng vai trò chính trong việc tạo nên sức gió của thiết bị. Động cơ hoạt động càng êm, ít tạo ra sức nóng trong quá trình sử dụng nhưng vẫn tạo được luồng gió mát thì lại càng chất lượng.
  • Cánh quạt: Cánh quạt có nhiệm vụ tạo ra gió. Khi động cơ quạt hoạt động sẽ làm cho cánh quạt quay và sinh ra gió. Số lượng và độ dày của cánh quạt sẽ tùy thuộc vào từng model quạt cụ thể. Đặc biệt, thiết kế của cánh quạt sẽ ảnh hưởng đến khả năng tạo gió mạnh hay yếu, rộng hay hẹp.
  • Thân quạt: Thân quạt có nhiệm vụ đỡ cánh quạt và động cơ, đảm bảo giúp cho quạt luôn đứng đúng vị trí khi hoạt động. Thông thường thân quạt có thể điều chỉnh độ cao linh hoạt và tháo lắp dễ dàng.
  • Lồng quạt: Đây là bộ phận đóng vai trò bảo vệ cánh quạt bên trong và đảm bảo an toàn cho người sử dụng không bị va chạm với cánh quạt gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng.
Cấu tạo bên ngoài của quạt điện
Cấu tạo bên ngoài của quạt điện

Cấu tạo quạt điện – phần điện

Các bộ phận bên trong của quạt gồm các bộ phận sau:

  • Mô tơ: Thường được quấn bằng dây đồng nguyên chất trên lõi sắt từ.
  • Rô tơ: Được sản xuất từ các lá thép mỏng ghép lại với nhau, có phần nhôm đúc nối với cốt thép để gắn cánh quạt và phần đuôi nhằm tạo ra chuyển động cho bộ chuyển hướng.
  • Tụ điện: Giúp tạo ra dòng điện lệch pha.
  • Vỏ nhôm: Giúp ghép rô tơ và stator.
  • Bạc thau: Có trang bị ổ giữ dầu bôi trơn nhằm giảm lực ma sát

Cấu tạo phần điện của quạt

Các bộ phận của quạt điện gồm có dây đồng, phe gài trục, tụ quạt, mô tơ quạt và lốc quạt.

Nguyên lý hoạt động của quạt điện

Dựa trên cấu tạo quạt điện, bạn sẽ thấy nguyên lý hoạt động của quạt điện thể hiện như sau:

  • Khi có dòng điện chạy trong dây dẫn quấn trên lõi sắt từ (phe silic) tạo thành một lực tác động lên rô tơ. Phe silic thường làm từ tole silic mỏng ghép nhiều miếng lại với nhau.
  • Vị trí các cuộn dây chạy và dây đề được đặt lệch nhau. Đồng thời tác dụng làm lệch pha của tụ điện sẽ tạo ra trong lòng stator các lực hút không cùng phương với nhau.
  • Vì 02 lực hút lệch nhau về phương và thời gian nên tạo ra trong lòng stator một từ trường quay làm cho rô tơ quay được.
  • Để thay đổi tốc độ của quạt người ta quấn trên đó một số vòng dây chung với cuộn chạy. Khi dòng điện tăng lên hoặc giảm xuống do điện trở của cuộn dây thay đổi sẽ tạo ra nên một từ trường mạnh hoặc yếu hơn, làm cho quạt chạy nhanh hơn hoặc chậm hơn.

Trên đây, Điện Nước Thành Chung đã chia sẻ tới bạn về cấu tạo và nguyên lý của chiếc quạt điện. Hy vọng phần chia sẻ này sẽ giúp bạn giải đáp được  phần nào các thắc mắc về quạt điện. Nếu bạn muốn bảo dưỡng quạt điện treo tường, quạt điện trần hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0963.668.959. Chúng tôi cam kết sửa chữa đúng bệnh, đội ngũ lâu năm, uy tín, giá rẻ nhất Hà Nội.


Xem thêm

Mục lục bài viết
Để lại thông tin hỗ trợ