Trong bất kỳ dòng loa nào kể cả từ loa âm trần, loa array đều có một thông số kỹ thuật rất quan trọng mà bạn cần đặc biệt chú ý và lưu tâm đó chính là công suất RMS. Vậy Công suất RMS là gì? Mối liên quan giữa công suất RMS và chất lượng âm thanh như nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Thông tin qua trọng về công suất loa rms
Thông tin qua trọng về công suất loa rms

Công suất loa rms là gì?

Công suất RMS là tên viết tắt của từ trong tiếng anh là Root Mean Squared có nghĩa là công suất thực sự hoặc công suất hiệu dụng của thiết bị. Đây chính là con số mà bạn cần quan tâm, và thường được nhà sản xuất ghi rõ trên các sản phẩm của mình.

Bên cạnh đó, trên loa karaoke còn một loại công suất nữa đó là Peak Music Power Output (PMPO) được hiểu như công suất tối đa, công suất đỉnh của loa. Mức âm lượng lớn nhất mà loa có thể trình diễn được phụ thuộc vào công suất này. Tuy nhiên nếu phải chơi ở mức âm lượng như thế trong thời gian dài sẽ rất nguy hiểm, loa sẽ bị quá tải gây cháy nổ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Vì sao bạn cần quan tâm đến công suất RMS?

Việc biết định nghĩa của công suất RMS là gì sẽ tác động rất lớn đến việc phối ghép các thiết bị âm thanh của bạn lại với nhau để hạn chế tình trạng loa bị cháy hoặc amply bị cháy. Nguyên tắc chung bạn cần hiểu và nắm được là như sau:

Nếu ghép với amply thì amply phải có công suất lớn gấp từ 1,5 đến 2 lần công suất của loa hoặc ít nhất cả hai công suất phải bằng nhau. Ví dụ, công suất RMS của loa là 200W thì công suất của amply phải từ 300W đến 400W.

Với cục đẩy công suất thì công suất phải gấp 2 lần hoặc ít nhất là bằng công suất thực của loa.  Nếu bạn đã chọn cục đẩy 400W thì bắt buộc bạn phải chọn loa 200W.

Lưu ý quan trọng: Không được để thiết bị khuếch đại (amply, cục đẩy) có công suất RMS nhỏ hơn loa nếu không amply sẽ không tải được và sẽ sảy ra tình trạng chập và cháy. Khi phối ghép hệ thống chú ý đến RMS thì bạn phải chú ý đến việc chúng ta đang cùng đo ở một mức trở kháng nhất định nhé. Không được tính RMS của amply ở 8Ohms mà tính RMS của loa ở 4Ohms.

Ý nghĩa công suất RMS trong phối ghép karaoke
Ý nghĩa công suất RMS trong phối ghép karaoke

Ý nghĩa công suất RMS trong phối ghép karaoke

Tầm quan trọng của công suất RMS trong phối ghép có sức ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và độ bền của hệ thống dàn âm thanh karaoke gia đình, karaoke phòng hát dàn âm thanh sân khấu, âm thanh hội trường… đạt chất lượng tốt nhất và tránh bị quá tải, cháy nổ hoặc tiếng bị méo thì bạn cần chọn ampli có công suất tương thích với công suất loa. Lý tưởng nhất là amply cần có công suất lớn gấp 1.5 hoặc 2 lần công suất của loa (ở cùng mức trở kháng).

Hoặc, ít nhất công suất của amplY phải bằng công suất loa. Nếu mức trở kháng khác nhau chúng ta có thể dùng các phương pháp ghép loa song song, nối tiếp  hoặc song song kết hợp nối tiếp để trở kháng đạt được những thông số mà nhà hãng sản xuất amply hoặc cục đẩy có thể đáp ứng được.

Hướng dẫn chọn công suất loa phù hợp với amply hoặc cục đẩy

Ngoài việc quan tâm đến công suất cũng như các thông số kỹ thuật trên loa chúng ta cần quan tâm đến sự tương thích của loa hát karaoke với các thiết bị đi kèm như amply hay cục đẩy công suất để hạn chế các trường hợp méo vỡ tiếng, chập cháy ảnh hưởng đến chất lượng trình diễn của toàn bộ dàn.

Con số lý tưởng nhất khi chọn amply là từ 1,5 đến 2 lần công suất của loa hoặc ít nhất cả hai công suất phải bằng nhau. Ví dụ, công suất RMS của loa là 200W thì công suất của amply phải từ 300W đến 400W.

Với cục đẩy công suất thì công suất phải gấp 2 lần hoặc ít nhất là bằng công suất thực của loa. Nếu bạn đã chọn cục đẩy 400W thì bắt buộc bạn phải chọn loa 200W.

Lưu ý rằng tuyệt đối không được chọn bộ khuếch đại có công suất nhỏ hơn công suất của loa, như thế chất lượng âm thanh sẽ méo, vỡ và chập cháy, điều không chúng ta không bao giờ muốn xảy ra với bộ dàn của mình phải không nào.


Xem thêm:

Mục lục bài viết
Để lại thông tin hỗ trợ