Trong những năm gần đây, giếng khoan đang xuất hiện ngày càng nhiều cùng với nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng cao của các khách hàng. mặt khác, mực nước ngầm hiện nay ngày càng ít dần, các loại giếng đào cổ điển cũng không còn nhiều nước để sử dụng, nhiều nơi giếng đào đã cạn nước hoàn toàn. Đó là lý do tại sao mà Máy bơm giếng khoan được ra đời và sử dụng ngày càng phổ biến trong đời sống. Vậy máy bơm giếng khoan là gì? Chúng có cấu tạo và chức năng hoạt động gì khác biệt với so với cái dòng loại khác? Bài viết dưới đây của điện nước Thành Chung sẽ giải đáp cho các bạn nhé!

Giới thiệu máy bơm nước giếng khoan
Giới thiệu máy bơm nước giếng khoan

1. Máy bơm giếng khoan là gì?

Máy bơm nước giếng khoan là dòng thiết bị sử dụng điện năng để vận hành nhằm hút nước ngầm dưới lòng đất đưa lên trên. Máy bơm giếng khoan được sử dụng rộng rãi từ thành thị đến nông thôn, từ các khu công nghiệp đến từng cơ sở bệnh viện hay hộ gia đình… Công dụng chính của máy bơm giếng khoan là để bơm hút nước, khai thác và cung cấp nước sạch từ những chiếc giếng khoan khác nhau, phục vụ cho quá trình sinh hoạt của người dân.

2. Cấu tạo máy bơm giếng khoan

Máy bơm giếng khoan được cấu tạo với phần động cơ kín được gắn với thân bơm. Đây là dòng máy bơm được đặt toàn bộ chìm dưới nước vì thế nên bơm được cấu tạo vô cùng chắc chắn từ những vật liệu có khả năng chống chịu ăn mòn tốt.

Máy bơm chìm giếng khoan là một thiết bị trong đó có 1 động cơ kín gắn với thân bơm. Toàn bộ máy sẽ được đặt chìm trong nước. Ưu điểm chính của cấu tạo này là nó ngăn chặn được hiện tượng xâm thực thường xảy ra trong máy bơm nước. Máy bơm giếng khoan sẽ hút chất lỏng rồi đẩy chúng lên vật chứa ở phía trên.

Một bơm giếng khoan sẽ gồm có hai phần – động cơ và buồng bơm và được nối với nhau bằng những con ốc nên có thể tháo ra lắp vào dễ dàng.

Do đặc điểm được đặt chìm dưới nước nên tất cả các dòng bơm giếng khoan đều có vỏ bơm được làm từ inox để có thể tránh các hiện tượng ăn mòn kim loại.

Động cơ của bơm giếng khoan được làm bằng thép không gỉ 304 và có đường kính khoảng 3inch – 4inch và dài 12inch -18inch. Trên đầu động cơ nối với buồng bơm cũng được làm từ thép không gỉ.

Bên trong buồng bơm là một trục được quay bằng động cơ kết nối vào nó. Bên trong buồng bơm và kết nối với trục là một loạt các cánh quạt quay ly tâm với nhau để đẩy nước lên khi hoạt động. Giữa động cơ và buồng bơm là khoảng cách khoảng 2 inch cho phép nước tràn vào buồng bơm và được các cánh quạt đẩy lên bằng lực ly tâm.

Xem thêm Sửa chữa điện nước tại quận Hoàn Kiếm

3. Các loại máy bơm giếng khoan

Phân loại theo vị trí hoạt động

Máy bơm giếng khoan được phân theo làm 2 loại là máy bơm giếng khoan đặt trên cạn và máy bơm giếng khoan đặt chìm.

Máy bơm giếng khoan đặt trên cạn

Đây là loại máy bơm dân dụng thường dùng được sử dụng để bơm hút nước giếng khoan và lắp đặt trên cạn, nó hút nước trong giếng qua một ống hút có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng ống chống thành giếng. Những dòng máy này chủ yếu là máy bơm sử dụng  ly tâm trục ngang. Phụ thuộc vào mức độ đẩy cao và độ hút sâu mà người ta chọn máy có công suất khác nhau.

Máy bơm giếng khoan đặt trên cạn
Máy bơm giếng khoan đặt trên cạn

Máy bơm giếng khoan đặt chìm

Đây thuộc loại máy bơm công nghiệp ( còn gọi là máy bơm hỏa tiễn) được sử dụng để khai thác nước trong giếng khoan công nghiệp. Dòng máy này cung cấp một lượng nước rất lớn và thường có cột áp lớn. Máy bơm này khi hoạt động được đặt chìm trong nước. Đặc điểm của dòng máy này thường có nhiều tầng cánh hoạt động ly tâm sinh ra lực đẩy nước đến vị trí có độ cao lớn.

Máy bơm giếng khoan đặt chìm
Máy bơm giếng khoan đặt chìm

Phân loại theo kiểu cánh bơm (Bánh công tác)

Phân loại theo kiểu này áp dụng đối với máy bơm giếng khoan chìm, do loại máy này thường có nhiều tầng cánh hay còn gọi là bánh công tác nên sẽ được phân loại theo 2 kiểu sau đây: Cánh bơm kiểu hướng trục và cánh bơm kiểu ly tâm

Cánh bơm kiểu hướng trục

Máy bơm cánh kiểu hướng trục là tạo nên cột áp thấp. Ưu điểm của dòng máy này có kích thước nhỏ gọn hơn máy bơm kiểu cách ly tâm rất nhiều. Dòng bơm này thường được sử dụng cho các giếng khoan đường kính nhỏ dưới 200mm. Trên thực tế hiện nay dòng bơm sử dụng kiểu cánh hướng trục rất ít được sử dụng do không tạo nên được áp lực nước lớn.

Cánh bơm ly tâm.

Máy bơm giếng khoan kiểu cánh bơm ly tâm là loại bơm giếng khoan được sử dụng rộng rãi và ưa chuộng nhất hiện nay. Loại bơm này đáp ứng được các nhu cầu sử dụng cấp nước sạch sinh hoạt, công nghiệp… Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều các thương hiệu máy bơm công nghiệp nổi tiếng như dòng máy bơm EBARA, MATRA, PENTAX

4. Hướng dẫn cách lắp máy bơm nước giếng khoan

Để máy bơm giếng khoan hoạt động hiệu quả cho hiệu suất làm việc cao nhất cần thực hiện quy trình lắp máy bơm giếng khoan đúng tiêu chuẩn, đúng kỹ thuật theo các bước gợi ý sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị lắp đặt

Đây là bước quan trọng quyết định quá trình lắp đặt máy bơm giếng khoan nhanh chóng và chính xác.

Các công việc cần chuẩn bị khi lắp đặt máy bơm nước giếng khoan bao gồm:

  • Chuẩn bị vị trí lắp đặt bơm: Vị trí lắp đặt máy bơm nước giếng khoan phải đảm bảo thoáng mát, an toàn, sạch sẽ, bằng phẳng, tốt nhất nên chọn vị trí gần nguồn nước bơm, có thể lắp đặt trong nhà hoặc lắp đặt ngoài trời cần có mái che hoặc hộp đậy chống mưa nắng.
  • Chọn loại máy bơm giếng khoan: Người sử dụng cần chọn loại máy bơm giếng khoan phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình, không nên chọn loại công suất quá lớn hoặc quá nhỏ nếu không phù hợp nhu cầu sử dụng.
  • Chuẩn bị đường ống lắp đặt: Đường ống lắp máy bơm nước giếng khoan cần chọn đường ống đầu ra tương thích với đường ống đầu vào để máy bơm không quá tải hoặc hoạt động quá công suất.
  • Chuẩn bị các vật dụng cần thiết khác: những vật dụng cần thiết lắp đặt máy bơm nước giếng khoan cần chuẩn bị đủ phục vụ việc lắp đặt, những dụng cụ này bộ phận kỹ thuật có thể có sẵn.

Bước 2: Tiến hành lắp đặt

Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình lắp đặt máy bơm nước giếng khoan, cần thực hiện chính xác, đúng quy trình và đúng kỹ thuật để tăng hiệu quả sử dụng cho máy bơm nước giếng khoan của mình.

Lắp đặt đế bơm

Lắp đặt bộ phận hút sâu

Lắp đặt gioăng cao su làm kín

Lắp đặt ống nước: Ống được lắp vào giá đỡ ống sao cho ống dẫn không truyền áp lực hoặc lực rung lên đầu bơm, ống nước phải đảm bảo sạch sẽ trước khi lắp đặt và đường kính ống đảm bảo tiêu chuẩn sử dụng

Lắp đặt đầu hút bơm: Đầu hút phải đảm bảo càng ngắn càng tốt, không có chỗ tắc và không thay đổi hướng đột ngột. Việc lắp đặt đầu hút khá quan trọng cần có vòng đệm nhằm chịu áp lực tốt, đặc biệt cần lắp van hút hoặc van kiểm tra vào đầu hút bơm để đảm bảo máy bơm an toàn và hoạt động tốt hơn.

Lắp đặt ống xả: Cần lắp thêm van kiểm tra và van tiết lưu để quản lý lưu lượng bơm, nhiều trường hợp nên lắp đồng hồ đo áp suất vào ống xả

Mối nối điện: Các mối nối điện máy bơm giếng khoan cần đảm bảo tuyệt đối an toàn, dây điện phải có kích thước và độ dài phù hợp. Cần lắp thiết bị bảo vệ hệ thống. Máy bơm nước phải được tiếp đất và phải đảm bảo hệ thống tiếp đất luôn hoạt động tốt. Một số model một pha, động cơ điện được bảo vệ bằng một thiết bị có thể ngắt tự động.

Bước 3: Hoàn thiện lắp đặt bơm giếng khoan

Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống sau khi lắp đặt và hoàn thiện những chi tiết nhỏ.

Bước 4: Vận hành thử

Khi vận hành máy bơm nước giếng khoan cần lưu ý: Không nên khởi động bơm quá từ 5 đến 30 lần trong một giờ, công suất động cơ càng lớn, số lần khởi động càng nhỏ.

Vận hành thử bơm phải đảm bảo trục có thể quay tự do, đặc biệt chỉ khởi động máy bơm giếng khoan khi bơm và ống hút chứa đầy nước, tuyệt đối không cho máy bơm chạy khô.


Xem thêm:

Mục lục bài viết
Để lại thông tin hỗ trợ